Tuesday, July 19, 2016

Giữa Quê Người Tôi Hát Tên Anh / Người Thương Binh QLVNCH




Giữa Quê Người Tôi Hát Tên Anh!
Hôm nay khi nghe nhạc phẩm “Giữa Quê Người Tôi Hát Tên Anh” tôi vừa hãnh diện vừa mang một nỗi buồn xót xa. Tôi hãnh diện vì đã từng là người lính VNCH, mặc dù bây giờ không còn nữa

Đã hơn 40 năm miền Nam VN rơi vào tay cộng sản; quân đội VNCH phải bị bức tử và người dân đã hốt hoảng bỏ nước ra đi; cảnh đau thương và sự tàn ác của bọn CS máu lạnh lại có cơ hội “uống máu quân thù” như trong bài quốc thiều của họ. Lịch sử nhân loại đã ghi rõ khi đoàn quân CS hiện diện ở bất kỳ nơi nào, thì nơi đó chỉ có máu, xác chết, hận thù, lưỡi lê và súng đạn. 
Hôm nay khi nghe nhạc phẩm “Giữa Quê Người Tôi Hát Tên Anh” tôi vừa hãnh diện vừa mang một nỗi buồn xót xa. Tôi hãnh diện vì đã từng là người lính VNCH, mặc dù bây giờ không còn nữa. Thời gian đã trôi qua quá lâu, nhưng hình ảnh người lính kiêu hùng năm xưa vẫn còn sống mãi trong ký ức. Nhạc phẩm “Giữa Quê Người Tôi Hát Tên Anh” của Nhạc Sĩ Duy Lynh với Ca Sĩ Thu Nga trình bày như một mũi kim xoáy vào vùng trời dĩ vãng làm lòng tôi tuôn trào những giọt lệ chua xót ngậm ngùi. ….Người thương binh đã mất nước vẫn âm thầm cay đắng hiên ngang làm người…. Bài hát đã mang tôi trở về với kỷ niệm, như vết dao xoáy ngang lòng ngực; dĩ vãng như đang loang lổ những vết máu của đồng đội năm xưa. Những chiến hữu của tôi hôm nay có đứa còn đứa mất, có đứa đã bỏ lại một phần thân thể trên chiến trường, đã sống lây lất trên mảnh đất quê hương trong sự lãng quên của nhân thế. Tôi vẫn hiểu cuộc đời và tình người là như thế, nhưng lòng vẫn xót xa từng phút giây kỷ niệm, làm sao quên được những đêm trên ngọn đồi tử thủ, hay dưới giao thông hào chờ giặc, một tràng liên thanh hay một quả đạn rơi với hằng chục xác người nằm xuống hay hằng trăm đồng đội thân thể tắm đầy máu hay với những địa danh như những tấm bia lịch sử ngàn đời: Ðức Dục, Quảng Nam, Gò Quao, kinh Xáng Cụt, Gia Ðẳng bắc Quảng Trị, Cheo Reo /Phú Bổn, Bình Long, An Lộc, Plei-Me, Đắc-Tô, Tân Cảnh, Ban Mê thuột, Hạ Lào, Khe Sanh, Làng Vây, Cà Lu, Cồn Tiên, Tà Cơn, Cửa Việt, Cồn Tiên, Đông Hà, Cam Lộ.v.v. 
Hình ảnh và những tiếng long trời của đại bác hằng đêm vang cả một góc trời, tiếng gầm thét của những con chim sắt tung mây lướt gió ngoài mặt trận để ngăn bước quân thù, những quả mìn xé nát màn đêm trong phòng tuyến như còn văng vẳng đâu đây. Tất cả hôm nay chỉ còn là một bức tranh đầy vết máu. Nhiều và nhiều những cảnh rùng rợn hơn thế nữa nhưng người lính VNCH vẫn hiên ngang đứng lên để bảo vệ mảnh đất miền Nam sống trong bình an, hạnh phúc. 
Đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng người lính VNCH không bao giờ chết. Trái tim họ vẫn còn kiêu hãnh đã làm người lính phục vụ cho quê hương Tổ Quốc, đã hy sinh thân xác để bảo vệ cho miền Nam tự do, hạnh phúc. Họ không hối hận, không oán trách dù là người bạn đồng minh phản bội, dù có một số cấp chỉ huy đã bôi tro trét trấu lên hình ảnh người lính VNCH để tìm chút lợi danh. Tuy nhiên điều đó không thể nào xóa được một sự thật: một quân đội oai hùng mà thế giới ca ngợi. Người lính VNCH mãi mãi sẽ không chết dù bất kỳ nơi nào, hoàn cảnh nào. Nhạc Sĩ Duy Lynh là một chiến hữu Thủy Quân Lục Chiến đã sống chết trên chiến trường với đồng đội. Anh đã có mặt trên khắp các trận địa thì làm sao người Nhạc Sĩ này quên những chiến hữu của mình đã từng sát cánh bên nhau, những đồng đội đã ra đi vĩnh viễn và bao người mang thương tích còn lại hôm nay. Người thương binh VN là chứng tích lịch sử ngàn đời được vinh danh ca ngợi và biết ơn. Chúng ta, mỗi người còn sống, được sống sau chiến tranh cần phải suy nghĩ – cần phải nhớ - cần phải làm một cái gì đó để giữ mãi tình huynh đệ chi binh cao đẹp. Hôm nay nơi xứ người, anh cất cao tiếng hát để nhớ về đồng đội, để ngợi ca, để vinh danh những người bạn đã nằm xuống cho quê hương Tổ quốc…… Liều thân ra nơi quán tái lấy máu đào tô thắm sử sanh. Từ thân chinh nhân hoang phế các Anh người chiến sĩ vô danh trở về… Những người lính chỉ biết làm tròn bổn phận, trách nhiệm Tổ Quốc giao phó chứ không bao giờ màng đến lợi danh cho nên người lính mãi là những chiến sĩ vô danh nơi trận tuyến.
Có những anh hùng trở về với chiếc trực thăng mang màu tang trắng, có những người trở về bằng đôi nạng gỗ, có những người trở về phủ lá cờ tang….Và hôm nay sau hơn 38 năm, còn những chiến hữu đã trở thành thương binh miệt mài trong nỗi đau để sinh tồn. Họ là những người can đảm để sống cho dù bị đời kỳ thị ruồng bỏ. Nhưng trong hóc mắt họ vẫn còn hận sầu không phai nhạt. Dù phải sống âm thầm trong bóng tối, dù trên tay không còn một tấc thép, nhưng chiếc gậy tre để chống đỡ thân xác tàn tật của họ hôm nay vẫn cứng như kiếm thép một thời vung gươm nơi chiến địa. Dù hôm nay tàn y xếp lại, đôi chân đã tàn phế, chỉ còn chiếc xe lăn đẩy đưa cuộc đời theo ngày tháng, nhưng trong con tim, trong khối óc của họ vẫn còn văng vẳng tiếng thét xuất quân thuở nọ…..Bao chiến tích liệt oanh còn hằn sâu trơ hốc mắt. Trong bóng tối nghiệt oan, gậy là kiếm chống giữa trời. Vòng xe lăn đong cơm áo tiếng hát khàn thay khúc xuất quân… 
Dù hôm nay tôi sống trên xứ người, tuổi đời đã bạc phơ theo mái tóc, bộ áo trận năm xưa nằm yên trong ngăn tủ, huy chương chiến trận cũng rỉ mòn theo năm tháng, nhưng con tim tôi vẫn rực sáng, vẫn ôm ấp một niềm tin. Nhạc Sĩ Duy Lynh đã viết giùm tôi những lời buồn những chia xẻ thân tình. Ca Sĩ Thu Nga ca giùm tôi những gì tôi muốn nói với bạn lính của tôi, muốn gởi về đồng đội của tôi năm nào của một thời chiến đấu.... những vần thơ về người Thương Binh phương nam. Xin hát khúc ngợi ca về người đồng đội năm nào….Từ khi quê hương chinh chiến, Anh lên đường theo tiếng núi sông…
Những người chiến hữu của tôi năm xưa đã lên đường theo tiếng gọi núi sông; đã bỏ lại sau lưng phố thị hoa đèn, mái trường, người tình, người vợ để vào nơi gió cát. Lấy máu đào tô thắm sử xanh….để cuối cùng mang thân xác chinh nhân hoang phế trở về và làm người chiến sĩ vô danh. 
Hôm nay cuộc chiến đã chấm dứt sau hơn 40 năm nhưng đất nước thân yêu của chúng ta đã biến thành nhà tù vĩ đại, người dân không còn một mảnh đất để tự do sinh kế, lãnh thổ, lãnh hải đã lần lượt trao cho giặc Tàu phương Bắc. Thử hỏi có gì đau lòng hơn, có bao giờ những người bộ đội “nhân dân” tự hỏi họ đã hy sinh xương máu hơn nửa thế kỷ để quê hương được những gì? Độc lập, tự do, hạnh phúc ư!? Chỉ là khẩu hiệu rỗng tuếch. Đất nước toàn vẹn lãnh thổ hay đã dâng hiến cho Tàu Cộng để vinh thân phì gia? Những người lính VNCH không bao giờ tự hào làm nên thành tích; không cho mình chiến thắng để rồi chà đạp lên hồn thiêng sông núi, đẩy đất nước xuống bờ vực thẳm. Không, người lính VNCH chỉ hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và dân tộc; chỉ mang hòa bình, độc lập, tự do thực sự cho người dân. 
Mặc dù hôm nay chúng ta không còn gì, nhưng chúng ta vẫn tự hào ngẩng mặt không hổ thẹn với tiền nhân, Quốc Tổ. So với sau 40 năm, những bộ đội “nhân dân” cho mình là kẻ chiến thắng, hãnh diện về thành tích nhưng hãnh diện về điều gì? Khi đồng đội, cha mẹ các anh đã đổ bao xương máu để nhận được những gì ngày hôm nay và tương lai VN đi về đâu? Hay chỉ để phụng sự cho đảng CSVN làm thái thú cho Tàu Cộng. Chỉ ngần ấy để so sánh thì người lính VNCH rất xứng đáng được tôn vinh là con yêu đất Việt, đáng hãnh diện với tiền nhân với anh hùng dân tôc. Nhân dịp nghe nhạc phẩm “Giữa Quê Người Tôi Hát Tên Anh” của Nhạc Sĩ Duy Lynh đủ để tôi nghiêng mình gởi những lời ca thống thiết nhất về với đồng đội, những thương binh của chúng tôi còn kẹt lại ở quê hương. Và để vinh danh ca ngợi những người con yêu của Tổ Quốc vẫn hiên ngang làm người:
 
Người Thương Binh Việt Nam non sông nợ ơn Người!
Người Thương Binh Việt Nam Tổ Quốc nhớ công Anh!
Người Thương Binh Việt Nam chúng tôi vẫn nhớ Người!
Người Thương Binh Việt Nam giữa quê người tôi hát nhớ Anh!
 
Xin quí vị  thưởng thức nhạc phẩm “Giữa Quê Người Tôi Hát Tên Anh” do Ca Sĩ Thu Nga trình bày.

Calitoday News


1. Xin [Dm] viết những vần [Gm] thơ về [Bb] người thương binh phương [A7] Nam
Xin [Dm] hát khúc ngợi [Gm] ca về [Bb] người đồng đội năm [Dm] nào
Từ [Dm] khi quê hương chinh chiến anh lên [Am] đường theo tiếng núi [Dm] sông
Liều [Dm] thân ra nơi quan [Bb] tái lấy máu [Am] đào tô thắm sử [Dm] xanh
Từ [Gm] thân chinh nhân hoang phế các anh [C] người chiến sĩ vô [A7] danh trở [Dm] về.

2. [Dm] Bao chiến tích liệt [Gm] oanh còn hằn [Bb] sâu trơ hốc [A7] mắt
Trong [Dm] bóng tối nghiệt [Gm] oan [Bb] gậy là kiếm chống giữa [Dm] trời
Vòng [Dm] xe lăn theo cơm áo tiếng hát [Am] khàn thay khúc xuất [Dm] quân
Tàn [Dm] y phai theo năm [Bb] tháng những huyết [Am] lệ oan trái xót [Dm] xa
Người [Gm] thương binh đã mất nước vẫn âm [C] thầm cay đắng hiên [A7] ngang làm [Dm] người.

ĐK:
Người [Dm] thương binh Việt Nam non [Bb] sông nợ ơn [Dm] người
Người [Gm] thương binh Việt [C] Nam Tổ Quốc nhớ công [F] anh
Người [Dm] thương binh Việt Nam chúng [Bb] tôi vẫn nhớ [Dm] người
Người [Gm] thương binh Việt [C] Nam giữa quê [A7] người tôi vẫn nhớ [Dm] anh
(Người [Gm] thương binh Việt [C] Nam giữa quê [A7] người tôi hát tên [Dm] anh)

DmIIIxoo231
GmIII21oo34
BbIIIx13331
A7IIIxo2o3o
AmIIIxo231o
CIIIx32o1o
FIII

No comments:

Post a Comment